Giáo dục và Huấn Luyện nâng cao là một phần quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành.
Có rất nhiều lựa chọn và nguồn hỗ trợ dành cho giáo dục và huấn luyện cho người trưởng thành!
Hãy tiếp tục đọc hoặc nhấp vào một trong các chủ đề dưới đây để tìm hiểu thêm.
Chương trình chuyển tiếp hậu trung học
Các Chương Trình Hỗ Trợ Cao Đẳng Bổ Sung
Cao Đẳng Hệ 2 Năm/4 Năm và Hỗ Trợ
Các Trường Dạy Nghề
Tự Vận Động Và Giáo Dục
Sở Phục Hồi
Một số liên kết trong nội dung của bài đăng này chỉ bằng tiếng Anh. Để truy cập trang web bằng tiếng Việt, hãy nhấp vào liên kết và chọn ngôn ngữ ở trên cùng bên phải của trang. Nếu trang Web không có ngôn ngữ tùy chọn, bạn có thể sử dụng công cụ Google Phiên Dịch để xem nội dung của trang web với ngôn ngữ tùy chọn của mình.
Xem video hướng dẫn cho máy tính computer
Xem video hướng dẫn cho phone
Chương trình chuyển tiếp hậu trung học
Học sinh rời trường trung học với Chứng chỉ Hoàn Thành có thể lựa chọn tham gia chương trình chuyển tiếp hậu trung học tại học khu của mình. Các chương trình này thường tập trung vào:
- Huấn luyện trước khi đi làm hoặc huấn luyện việc làm
- Các kỹ năng sống độc lập
- Hoà mình với cộng đồng
- Kỹ năng Xã hội
Học sinh có cơ hội theo đuổi các mục tiêu ITP (Kế Hoạch Chuyển Tiếp Cá Nhân) của mình để đạt được thành công khi bước sang tuổi trưởng thành. Hãy hỏi học khu của quý vị về chương trình hậu trung học tại địa phương. Một vài nơi có cả chương trình hậu trung học tư nhân. Việc tham gia các chương trình này có thể được thảo luận tại cuộc họp chyển tiếp IEP của học sinh.
Các Chương Trình Hỗ Trợ Cao Đẳng Bổ Sung
- Nhiều chương trình hỗ trợ học sinh không chỉ các nhu cầu trong trường học, mà cả các nhu cầu xã hội và giải trí – ví dụ Chương trình Thực Tập Cao Đẳng và Trải Nghiệm Cuộc Sống Cao Đẳng
- Một số trường cao đẳng có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên khuyết tật của mình – ví dụ Chương trình Học Bổng Redwood SEEDS tại UC Davis và Wayfinders tại Fresno State
- Khách hàng của DOR và Trung Tâm Vùng cũng có thể tham gia chương trình Cao-Đẳng-Đến Việc-Làm (College-to-Career), chương trình hợp tác giữa một số trường cao đẳng cộng đồng và DOR nhằm phục vụ người có khuyết tật trí tuệ (I/D) và mắc chứng tự kỷ.
Cao Đẳng Hệ 2 Năm/4 Năm và Hỗ Trợ
Nhiều học sinh bắt đầu giáo dục và huấn luyện nâng cao bằng cách tham gia một trường cao đẳng cộng đồng để nhận được Bằng Cao Đẳng Liên Kết, một chương trình thường kéo dài hai năm để:
- Nhận Bằng Cao Đẳng Liên Kết Khoa Học Nhân Văn (AA) hoặc Khoa Học Tự Nhiên (AS)
- Có thể đăng ký chuyển tiếp sang một trường cao đẳng khác để nhận bằng cao đẳng bốn năm. Một số học sinh có thể đăng ký vào trường cao đẳng bốn năm ngay sau trung học để nhận bằng cao đẳng. Nguyện vọng của học sinh đối với việc học và/hoặc huấn luyện nâng cao cần được ghi nhận trong Kế Hoạch Chuyển Tiếp Cá Nhân nếu họ có IEP. Tất cả các trường cao đẳng nhận kinh phí từ liên bang đều có một văn phòng dành cho sinh viên khuyết tật, thường được gọi là Chương Trình Và Dịch Vụ Cho Sinh Viên Khuyết Tật (DSPS). Văn phòng này sẽ giúp sinh viên:
- Nhận các tiện ích phù hợp và cần thiết để có thể hoàn thành văn bằng thành công
- Có thêm thời gian làm bài kiểm tra, có công nghệ hỗ trợ, dịch vụ ghi chép và phụ đạo/định hướng nếu cần
- Công Nghệ Hỗ Trợ – nhu cầu ở trường cao đẳng và trường trung học có thể khác nhau. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ sẵn có! Video này (chọn phụ đề tiếng Việt) sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quát về các công cụ phổ biến mà quý vị có thể cần.
Lựa Chọn Cao Đẳng (College Choice) và Understood.org 15 Chương Trình Cao Đẳng Cho Trẻ Em Học Tập Và Tư Duy Khác Biệt là hai trong số các nguồn thông tin có liệt kê các trường cao đẳng hỗ trợ sinh viên có cách học khác biệt.
Tất cả các trường cao đẳng nhận kinh phí từ liên bang đều có một văn phòng dành cho sinh viên khuyết tật, thường được gọi là Chương Trình Và Dịch Vụ Cho Sinh Viên Khuyết Tật (DSPS). Văn phòng này sẽ giúp sinh viên nhận các tiện ích phù hợp và cần thiết để có thể hoàn thành văn bằng thành công. Ví dụ:
- Có thêm thời gian làm bài kiểm tra
- Dịch vụ ghi chép
- Phụ đạo/định hướng nếu cần
- Công Nghệ Hỗ Trợ – nhu cầu ở trường cao đẳng và trường trung học có thể khác nhau. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ sẵn có!
Các Trường Dạy Nghề
Một số học sinh muốn theo học một trường dạy nghề để học một nghề cụ thể. Các chương trình cao đẳng cộng đồng thường có một số trường dạy nghề ngay tại địa phương, ngoài ra quý vị cũng có thể tìm trường dạy nghề tư nhân. Các trường dạy nghề nhận ngân sách liên bang được yêu cầu phải cung cấp các tiện ích phù hợp cho học sinh theo đuổi chương trình giáo dục và đào tạo tại trường.
Tự Vận Động Và Giáo Dục
Biết mình cần gì và lên tiếng để nhận được sự giúp đỡ là một kỹ năng quan trọng. Học sinh có thể lựa chọn và quyết định nói với văn phòng dành cho sinh viên khuyết tật về tình trạng của mình và cho họ biết mình cần gì để đạt kết quả tốt. Một số văn phòng dành cho sinh viên khuyết tật có khả năng giúp đỡ sinh viên chưa biết mình cần gì, nhưng một số văn phòng sẽ không có khả năng đó. Trường cao đẳng và trường dạy nghề không sử dụng IEP, vì vậy việc lên tiếng cho nhu cầu của mình phụ thuộc vào chính cá nhân sinh viên, chứ không phải phụ huynh.
Sở Phục Hồi
Nếu một sinh viên khuyết tật muốn tiếp tục việc học tập và đào tạo với mục tiêu có việc làm độc lập, Sở Phục Hồi (DOR) có thể hỗ trợ. DOR có thể trả tiền học phí cũng như sách vở, lớp phụ đạo và máy móc công nghệ hỗ trợ cần thiết cho những sinh viên đủ điều kiện. Họ sẽ thiết kế một Kế Hoạch Việc Làm Cá Nhân (IPE) với những nhu cầu cụ thể cho sinh viên đó. Họ sẽ tiếp tục giúp đỡ ngay cả khi sinh viên đã hoàn thành bằng cấp nếu sinh viên đó cần học thêm những kỹ năng bổ sung để có thể làm việc độc lập.